Vì chủ đề là nơi học, nên chúng ta chỉ thuần đề cập đến việc mình theo học tiếng Anh, Pháp, Đức và Ba Lan ở đâu trong TPHCM thôi nhé. Về kinh nghiệm nâng cao các kĩ năng, mình sẽ hẹn các bạn trong một bài viết khác.
Tiếng Anh
Mình bắt đầu học tiếng Anh nghiêm túc từ khoảng lớp 8, lớp 9, là khá muộn so với mặt bằng chung ở thế hệ của mình (sinh năm 98), nhất là đối với dân thành phố. Nếu xét về học làng tàng thì mình bắt đầu từ khi 4 tuổi cơ, nhưng hồi đó thì cũng nay đây mai đó và không có kế hoạch hay phương hướng cụ thể gì cả.
Nếu gia đình có điều kiện thì mình thực sự đề xuất mọi người học tại British Council – Hội Đồng Anh là cơ quan thuộc Đại sứ quán Anh, càng sớm càng tốt, mình không nghĩ là có trung tâm Anh ngữ nào học phí đắt hơn ở đây nhưng mình cho là phương pháp mà học sinh nhận được là xứng đáng. Kết quả của kĩ năng phản xạ tiếng Anh của mình có nền tảng rất lớn từ British Council. Về lâu dài, mình tin đây là sự đầu tư chất lượng và hiệu quả.
Ngoài ra, có VUS – Anh Văn Hội Việt Mĩ có mật độ phủ sóng rộng khắp thành phố. Đây chính là nền móng kiến thức tiếng Anh của mình, cũng là nền tảng phản xạ khi mình tham gia lớp dành cho người lớn năm lớp 10, lớp của những người có mục tiêu rõ ràng và quyết tâm cao và tinh thần đó lan sang đến mình. Mình tham gia lớp thiếu niên trước đó, tuy nhiên tại thời điểm cụ thể đó thì chưa thấy có sự đặc biệt gì. Sau khi hết chương trình người lớn, họ đề xuất mình học IELTS, mà lúc đó mình chưa có nhu cầu nên mình từ chối và chuyển qua Hội Đồng Anh. Nhà mình có 4 chị em, và cả 4 đều học từ đây.
Tiếng Pháp
TP.HCM có Viện trao đổi văn hoá với Pháp Idécaf là cơ quan chính thức trực thuộc Sở Ngoại Vụ – Bộ Ngoại Giao. Mình học ở Idécaf lớp cấp tốc và thấy tốc độ này có lẽ sẽ ổn với mặt bằng chung mọi người để tiếp thu kiến thức, hơn nữa những giáo viên mà mình gặp tại Idécaf rất ok đó.
Ngoài ra, nếu tìm giáo viên 1-1, mình đề xuất bạn tìm những Thầy Cô bộ môn Tiếng Pháp tại các trường có khối Song Ngữ trên địa bàn Thành phố như THPT Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Marie Curie / THCS Colette, Ngô Sĩ Liên, Trần Văn Ơn, Thực hành Sài Gòn, Chánh Hưng / TH Trần Quốc Toản, Lương Định Của, Kết Đoàn, Minh Đạo, Bông Sao, hoặc Trường Quốc Tế Pháp Marguerite Duras. Họ chắc chắn đạt chuẩn và có sẵn sự tín nhiệm cao hơn nhiều so với các giáo viên từ các trung tâm ngoại ngữ, trừ trường hợp bạn biết rõ bằng cấp cũng như kinh nghiệm của giáo viên bạn sắp học.
Tiếng Đức
Goethe Institut là viện văn hoá trực thuộc Đại sứ quán Đức. Mình biết có các nơi khác dạy tiếng Đức nhưng mình đảm bảo với bạn chất lượng tại Goethe là không phải bàn cãi. Lớp bán cấp tốc mình cho là tốc độ khá nhanh (4 tháng xong 1 cấp độ của CEFR – Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung Châu Âu) nên khi theo lớp thì bạn nên cố gắng tập trung.
Tiếng Ba Lan
Có lẽ các bạn cũng nhận ra rằng, mình luôn ưu tiên các cơ quan chính thức (Hội Đồng Anh / Idécaf / Goethe Institut) hơn là các trung tâm bên ngoài. Tuy vậy, mình thực sự không tìm được cơ quan chính thức nào giảng dạy tiếng Ba Lan cả, nên mình đăng kí học 1-1 tại Phương Nam Education. Do mình đã có sẵn trong tay 3 ngoại ngữ đều do học mà có, những khó khăn có thể gặp phải khi học ngoại ngữ mình gần như có thể xử lí được cả nên kết quả mình nghĩ cũng okeeeee.
26.04.2021
Nếu bạn có điều kiện và yêu thích bài viết Học Tiếng Anh, Pháp, Đức, Ba Lan Ở Đâu TPHCM, hãy cân nhắc ủng hộ blog giúp mình duy trì sáng tạo nội dung miễn phí và phi lợi nhuận.
Chị ơi cho em hỏi, tiếng Trung tại TPHCM thì nên học ở đâu vậy ạ :<<
Em ơi Chị không có học tiếng Trung á em nên Chị không có khái niệm nào luôn🥲
Thường thì Chị ưu tiên các cơ quan chính thống, như là nếu Đại sứ quán, Lãnh sự quán mà có trung tâm trực thuộc thì Chị sẽ ưu tiên, nếu không có thì ưu tiên tiếp theo là Trường ĐH KHXH-NV, rồi nếu không có nữa thì Chị mới đi tìm trung tâm ngoài.
Em thử nghiên cứu xem có cơ quan chính thống hay Trường Nhân văn có dạy không? Nếu không thì phải tìm tiếp đánh giá về các trung tâm thôi em ạ.