0
Your Cart

♡ ĐH Văn Lang – Ngành Quản Trị Khách Sạn ♡

Chào các bạn!

Mình tốt nghiệp Thủ khoa ngành Quản trị khách sạn tại Glion Institute of Higher Education, trường top 3 thế giới về đào tạo ngành Quản trị khách sạn. Mình đã từng giữ vị trí Reservations Manager (Trưởng bộ phận Đặt phòng) tại khách sạn 5 sao thương hiệu MGallery thuộc Accor ở tuổi 20.

Vì không học Văn Lang nên mình không thể cảm nhận toàn bộ chương trình học được, mình chỉ có thể đưa ra gợi ý dựa trên các môn học của trường khi nhìn từ ngoài vào, hi vọng:
(1) giúp các bạn cạnh tranh hơn sau tốt nghiệp, và
(2) vẽ đường cho hươu chạy từ kinh nghiệm thực tiễn của mình :)))

Mọi thứ mình đưa ra chỉ là gợi ý, bạn tham khảo và biến tấu lại cho phù hợp tình huống của mỗi người nha.

1. Ấn tượng đầu tiên

Dài.

Sơ bộ mà nói, Glion có 2.5 năm học lí thuyết và 1 năm chỉ dành cho việc thực tập, tổng 3.5 năm. Các bạn hẳn cũng nghe rất nhiều “ngành yêu cầu kinh nghiệm” nhưng chương trình học ở Văn Lang lại không trao cho bạn nhiều cơ hội để làm điều đó.Mình thấy Văn Lang có Kiến tập và Đào tạo trong doanh nghiệp, tuy nhiên có vẻ như sinh viên không có cơ hội trau dồi trải nghiệm full-time (toàn thời gian) trong một khoảng thời gian đủ dài và liên tục (theo ý kiến của mình là tối thiểu phải 4 tháng).

2. Cảm nhận từng môn học

Có một số môn làm mình khá phân vân:

  • Sự khác biệt giữa Tiếng Anh chuẩn bị và Tiếng Anh học thuật lớn đến đâu để có 5 cấp độ chuẩn bị và 3 cấp độ học thuật? Tiếng Anh học thuật là hợp lí vì môi trường làm việc đòi hỏi sử dụng kính ngữ, còn theo mình nghĩa vụ của sinh viên khi vào Đại học là phải có Tiếng Anh “chuẩn bị” rồi.
  • Môn Kĩ năng mềm và Học thông qua phục vụ cộng đồng, nếu sinh viên được học qua các tình huống thực tiễn thì sẽ rất tốt.
  • Môn Trí tuệ văn hoá, theo mình văn hoá là trải nghiệm, vốn diễn ra trong thời gian dài, nên bản thân mình nếu cân nhắc chương trình học này sẽ tự đặt ra câu hỏi là mình sẽ học nó như thế nào?
  • Môn Khoa học cơ bản là bao gồm gì nhỉ?
  • Môn Nghệ thuật và nhân văn, mình nghĩ sẽ rất hay nếu có phương pháp đào tạo đột phá. Mình nghĩ môn này cần nhiều thời gian để thấm nhuần vào trong máu.
  • Môn Phong cách doanh nhân thường do bản thân toát ra từ trải nghiệm. Các môn này mình nghĩ là nếu có phương pháp truyền tải hiện đại, thì hiệu quả sẽ rất cao.

Một số môn làm mình khá đắn đo:

  • Môn Tư duy tích cựcTư duy thiết kế và đổi mới sáng tạo, và Tư duy phản biện: Hướng phát triển của tư duy thường không đến từ nhà trường mà xuất phát từ gia đình và môi trường xung quanh hơn. Đặc thù của môi trường giáo dục là tất cả sự va chạm của sinh viên chủ yếu xoay quanh bạn học và cán bộ nhân viên trong trường. Ngược lại, với sự đa dạng của cuộc sống ngoài đời cũng như văn hoá gia đình mới cấu thành nên tư duy của một người theo thời gian. Cũng là va chạm mới thay đổi tư duy của một người. Va chạm bao gồm cả đọc thêm sách, trò chuyện thêm với nhiều người, và cả đối mặt với các tình huống của cuộc sống nữa.
  • Môn Trở thành công dân số, nghe có vẻ học cũng tốt, cũng có vẻ cần thiết, nhưng mình sẽ thắc mắc làm thế nào để đào tạo một người trở thành công dân số trong 1 học kì?
  • Môn Tổng quan du lịch toàn cầu như mình học là tách ra và lồng ghép vào các môn chuyên ngành để phản ánh sự tương quan và xây dựng cho sinh viên bức tranh tổng thể.
  • Trường đã có môn quản trị cho từng mảng, từng bộ phận, từng khâu một của ngành, vậy mình thắc mắc tại sao trường lại cho thêm môn Giám sát khách sạn và Quản trị lưu trú để làm gì và có những sự khác biệt gì nhỉ? Hơn thế nữa, tại sao môn Giám sát khách sạn lại học trước đa số các môn quản trị vận hành?

3. Cảm nhận mở rộng

Mình không thấy Văn Lang có lớp nghiệp vụ cho sinh viên trước khi bước vào lớp quản trị, đối lập với Glion. Trước khi học Management of food and beverage, mình phải học:

  • Fine dining restaurant
  • Wellness restaurant
  • Food and beverage concept
  • The universe of wine
  • Mixology and cocktail
  • Luxury gastronomy and hospitality

Trước khi học Management of rooms, mình phải học Front office and hotel operations. Đây chỉ là 2 ví dụ đặc trưng của 2 mảng vận hành lớn nhất của ngành.

Đồng thời, Văn Lang cũng không phổ đủ rộng và/hoặc đủ sâu trong các mảng hỗ trợ phía sau thường thấy cho vận hành khách sạn như marketing, nhân sự và doanh thu.

Mình không có ý định chê hay vạch lá tìm sâu, vì tất nhiên so sánh giữa Văn Lang và Glion khập khiễng là chắc chắn. Mình chỉ đang cố gắng để tương phản chi tiết nhất có thể và từ đó phần nào giúp các bạn tìm định hướng cho bản thân.


4. Gợi ý

Nếu là mình, khi thi xong Đại học, mình sẽ cân nhắc đi làm 1 năm toàn thời gian ở cả 2 mảng Rooms Division và F&B, ở môi trường nào cũng được, và càng đa dạng môi trường càng tốt để bù vào khoản thiếu trong chương trình học, trước khi chính thức vào trường.

Sau khi đã vào trường rồi thì mình sẽ tự trau dồi 3 mảng còn thiếu là marketing, nhân sự, doanh thu, và cách định hình chiến lược phát triển kinh doanh, tất cả đều có trên Coursera. Có nền tảng lí thuyết sẽ giúp mình áp dụng vào thực tiễn hiệu quả hơn.

Hết năm 3 mình có lẽ sẽ lại bảo lưu và đi làm thêm 1 năm nữa ở mảng mà mình muốn phát triển lên sau này, vì sau 3 năm học hẳn mình phải có sơ sơ ý định sau tốt nghiệp mình muốn làm gì rồi. Khi đó, hồ sơ sau tốt nghiệp của mình sẽ cạnh tranh hơn. Mình không phiền vụ bảo lưu chương trình học nửa chừng để đi làm, nên bạn bè mình có người tốt nghiệp thạc sĩ thậm chí cả 1 năm rồi thì mình mới lò dò tốt nghiệp cử nhân.

Gợi ý của mình chỉ là gợi ý khi nhìn từ ngoài vào, nhất là đối với các bạn đang bắt đầu định hình hướng đi có thể tham khảo cho những ý tưởng đầu tiên. Còn lại, qua trải nghiệm tại Văn Lang, bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn mình về việc nên và không nên hành động thế nào cho phù hợp với định hướng cá nhân.

Chúc các bạn tìm được con đường đi phù hợp cho riêng mình.

02.08.2021

Nếu bạn có điều kiện và yêu thích bài viết này, bạn có thể ủng hộ blog để mình tiếp tục duy trì phát triển chất lượng nội dung.

Đại học Văn LangGlion Institute of Higher Education
Học kì 1
– Tiếng Anh chuẩn bị level 1, 2, 3, 4
– Kĩ năng mềm
– Tư duy tích cực
– Pháp luật đại cương

Học kì 2
– Toán
– Trí tuệ văn hoá
– Tiếng Anh chuẩn bị level 5
– Tiếng Anh học thuật 1
– Tin học
– Marketing căn bản
– Kinh tế học đại cương

Học kì 3
– Trở thành công dân số
– Khoa học cơ bản
– Tiếng Anh học thuật 2, 3
– Học thông qua phục vụ cộng đồng
– Nguyên lí kế toán
– Quản trị học đại cương
– Tổng quan du lịch toàn cầu

Học kì 4
– Thống kê
– Nghệ thuật và nhân văn
– Tư duy thiết kế và đổi mới sáng tạo
– Quản trị dịch vụ trong môi trường đa văn hoá
– Giám sát khách sạn
– Quản trị nghiệp vụ ăn uống

Học kì 5
– Con người và môi trường
– Tư duy phản biện
– Luật và đạo đức kinh doanh
– Nguyên lí tài chính
– Quản trị nghiệp vụ lễ tân khách sạn
– Quản trị nghiệp vụ buồng khách sạn

Học kì 6
– Giáo dục quốc phòng
– Triết học
– Quản trị nguồn nhân lực
– Nhập môn hệ thống thông tin
– Quản trị lưu trú
– Kiến tập

Học kì 7
– Phong cách doanh nhân
– Phương pháp nghiên cứu khoa học
– Quản trị kinh doanh khách sạn
– Quản trị sự kiện và hội nghị
– Tâm lí và giao tiếp trong du lịch
– Quản trị spa

Học kì 8
– Kinh tế chính trị Marx Lenin
– Chủ nghĩa khoa học xã hội
– Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
– Quản trị khu nghỉ dưỡng
– Quản trị chiến lược trong du lịch và khách sạn

Học kì 9
– Quản trị an ninh an toàn trong khách sạn
– Đề án quản trị khách sạn quốc tế
– Quản trị rủi ro trong kinh doanh lưu trú
– Quản trị kinh doanh dịch vụ giải trí trong khách sạn

Học kì 10
– Quản trị chuỗi cung ứng trong kinh doanh khách sạn
– Đào tạo trong doanh nghiệp
Học kì 1
– Bellevue gastronomic restaurant (fine-dining)
– Food and beverage concept
– Fresh restaurant (wellness restaurant)
– The universe of wine and masterclass by Pablo Basso
– Mixology and cocktail masterclass
– Masterclass luxury gastronomy and hospitality
– Front office and hotel operations
– Business communication
– Business English

Học kì 2
– Internship
– Preparation for internship
– Practical arts reflection on practice

Học kì 3
– Hospitality marketing essentials
– Hospitality financial accounting
– Professional communication and academic writing
– People and performance in the workplace
– Applied mathematics and statistics in hospitality business
– IT business tools
– French / Spanish / Mandarin beginners / elementary / lower intermediate / intermediate
– Geopolitics

Học kì 4
– Sales and digital marketing in hospitality
– Managerial accounting
– Management of rooms
– Economics for hospitality and the tourism industry
– Hospitality and events operations
– Management of food and beverage
– French / Spanish / Mandarin beginners / elementary / lower intermediate / intermediate
– Geopolitics

Học kì 5
– Internship
– Online reflection on practice

Học kì 6
– Business development and strategy
– Corporate finance
– International law and risk management
– Revenue management and distribution channel management
– Human resources talent management
– Business ethics and corporate social responsibility
– Business and academic research methods

Học kì 7
– Bachelor thesis
– Applied business project
– Luxury brand strategy
– International hotel development and finance
– International event management