0
Your Cart

♡ ĐH Thăng Long – Ngành Quản Trị Khách Sạn ♡

Chào các bạn!

Mình biết mình rất may mắn khi có cơ hội học tập tại Glion – ngôi trường xếp hạng 3 thế giới về đào tạo Quản trị khách sạn theo QS Ranking, đồng thời cũng đã từng giữ vị trí Reservations Manager tại khách sạn MGallery thuộc Accor ở tuổi 20.

Do ảnh hưởng nặng nề từ Covid-19, mình đã chứng kiến không ít nguồn nhân lực loay hoay tìm hướng ra khỏi ngành khi chưa có sự tìm hiểu kĩ càng cả về nền tảng bản thân, về thị trường chung, cũng như về cơ hội tương lai. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về con đường chính các bạn đã lựa chọn để đi, mình sẽ so sánh nhẹ chương trình học Quản trị khách sạn tại Đại học Việt Nam với Glion, và đồng thời đưa ra một số gợi ý về những sự phát triển thêm nếu có với hi vọng mang thêm lợi thế đến cho các bạn.

ĐH Văn Lang – Review Ngành Quản Trị Khách Sạn [Phần 1]
ĐH Kinh Tế TPHCM – Review Ngành Quản Trị Khách Sạn [Phần 2]
ĐH Kinh Tế Quốc Dân – Review Ngành Quản Trị Khách Sạn [Phần 3]

Phần 4 là Đại học Thăng Long. Mình sẽ không phân chia ra môn tự chọn hay môn bắt buộc, cũng không đề cập đến những môn bắt buộc của quốc gia. Chương trình học cụ thể nằm ở cuối bài, và mình không chịu trách nhiệm về tính đúng sai vì mình không lấy thông tin từ trang web chính thức của trường. Việc so sánh chương trình học của trường với Glion cũng chỉ mang tính tham khảo và đối chiếu, mọi quyết định khác là của bạn và xuất phát từ bạn. Các môn học của Glion được giữ nguyên bản tiếng Anh để đảm bảo về mặt ý nghĩa.

Ấn tượng đầu tiên? So với chương trình học của các trường khác, đáng tiếc mình không có được thông tin rằng môn học nào được dạy trước và môn học nào được dạy sau, nên mình không nhìn thấy được lộ trình phát triển của chương trình học nên bị thiếu mất góc nhìn này. Thăng Long, cũng như các trường khác, dạy cả du lịch lẫn vận hành khách sạn cùng một lúc, trong khi theo mình nên tách 2 loại này thành 2 chương trình học hoàn toàn riêng biệt và dành thời gian thừa để sinh viên cọ xát thực tế thì hơn.

Ngoài ra, Thăng Long vẫn có những môn như Logic và suy luận toán học, Kĩ năng soạn thảo văn bản, Thanh toán quốc tế trong du lịch, hay Ứng dụng PowerPoint. Mình thấy nhiều trường để môn Thanh toán quốc tế trong du lịch lắm, trong khi theo mình cứ ra đời gặp tình huống thật, sử dụng hệ thống 2-3 ngày là hiểu rõ mồn một thôi. Còn 2 môn vi tính, vốn dĩ nên là một lẽ dĩ nhiên bạn phải biết vì thời đại công nghiệp 4.0 rồi, và kĩ năng soạn thảo văn bản lẫn kĩ năng trình bày trình chiếu là rất rất rất cơ bản luôn. Logic đáng tiếc sẽ không sinh ra do học môn Logic mà có, mà nó hình thành trong khoảng thời gian dài. Do vậy, vẫn nên là có trải nghiệm thực tiễn thì hiệu quả hơn trong xây dựng tư duy logic.

Tuy vậy, Thăng Long vẫn có môn học rất văn mình làm mình rất bất ngờ là Sơ cấp cứu trong quá trình phục vụ du lịch, Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh du lịch, và Phương pháp hùng biện và các thủ thuật tranh biện. Những môn này nếu truyền đạt tốt là lợi thế cực kì lớn cho sinh viên vì nó là kĩ năng có thể áp dụng được trong mọi tình huống ở bất kì ngành nghề nào, nhất là trong ngành tiếp xúc nhiều loại khách hàng khác nhau như Hospitality thì lại càng cần thiết.

Mình không ủng hộ các trường đưa tên các chứng chỉ ngoại ngữ như TOEIC hay IELTS vào chương trình học, bởi theo mình, bạn không thể “học” chứng chỉ ngoại ngữ và không chỉ có thế, mình còn khá dị ứng với kiểu học thế này. Bạn có thể “luyện”, có thể “cày” vì giả sử như deadline (hạn chót) dí tới mông rồi thì bạn làm vậy vì mục đích đạt kết quả, mình đồng ý. Nhưng, về lâu về dài, học cày đề không có lợi, vì cái “học” này không phải “học” vì tri thức.

Mình không có ý định chê hay vạch lá tìm sâu, vì tất nhiên so sánh giữa Thăng Long và Glion khập khiễng là chắc chắn rồi. Mình chỉ đang cố gắng để review được chi tiết nhất có thể và từ đó phần nào giúp các bạn tìm lối đi tiếp theo cho bản thân.

Vì không nhìn được sự phát triển của chương trình học là bất lợi to lớn, mình luôn tin rằng bạn học gì không phải là yếu tố quyết định cho sự nghiệp đường dài sau này. Mình không có trải nghiệm về mảng Du lịch nên sẽ không đề cập đến. Còn nếu bạn muốn phát triển tiếp về khách sạn cao cấp quốc tế, mình nghĩ bạn có nên học thêm về Sales/Business Development/Customer Relationship Management, Revenue and Distribution, Corporate Social Responsibility và đặc biệt về mặt ngôn ngữ nói chung Professional Communication và Academic Writing, tất cả bạn đều có thể tìm thấy trên Coursera.

Mình nghĩ là nếu bạn có cân nhắc học Thạc sĩ Quản trị khách sạn đặc biệt ở nước ngoài, bạn có thể xúc tiến ý định này bởi chương trình học bị phân bổ mất thành 2 mảng khác nhau. Việc học tiếp lên cao ở một chương trình học tập trung hơn sẽ định hướng lại và đồng thời mở rộng lẫn nâng cao sự thấu hiểu của bạn về thị trường. Dù khi tốt nghiệp Thạc sĩ, xuất phát điểm của bạn không khác nhiều so với sinh viên tốt nghiệp Cử nhân, nhưng về dài với nguồn lực kiến thức sẵn có, bạn sẽ phát triển.

Trong 2-3 tháng sắp tới, loạt bài viết về ngành Quản trị khách sạn tại các trường Đại học sẽ tạm dừng vì mình muốn cải thiện góc nhìn của bản thân, về ngành, và cả về đào tạo ngành khi Covid-19 đã có thêm những tình huống mới như sự xuất hiện của biến chủng Omicron. Sau đó mình sẽ khởi động lại loạt bài viết này, hi vọng là cảm nhận sẽ tươi mới và hợp thời hơn. Cảm ơn bạn đã đọc hết và chúc bạn tìm được con đường đi phù hợp.

07.09.2021

Nếu bạn có điều kiện và yêu thích bài viết này, bạn có thể ủng hộ blog để mình tiếp tục duy trì phát triển chất lượng nội dung.

Đại học Thăng LongGlion Institute of Higher Education
– Triết học Marx Lenin
– Kinh tế chính trị và chủ nghĩa xã hội khoa học
– Tư tưởng Hồ Chí Minh
– Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam
– Logic và suy luận toán học
– Kĩ năng soạn thảo văn bản
– Nhập môn kinh tế học
– Tiếng Việt thực hành
– Địa lí kinh tế
– Pháp luật đại cương
– Tiếng Anh sơ cấp / sơ trung cấp / trung cấp 1 / 2 / 3
– Tiếng Pháp / Nhật / Trung / Ý / Hàn 1 / 2
– Giáo dục thể chất
– Giáo dục quốc phòng
– Nguyên lí kế toán
– Quản trị học
– Thống kê du lịch
– Nguyên lí marketing
– Tâm lí học đại cương
– Lịch sử văn minh thế giới
– Nhập môn du lịch
– Địa lí và tài nguyên du lịch
– Văn hoá Việt Nam
– Lịch sử Việt Nam
– Quản trị nguồn nhân lực trong du lịch
– Quản trị kinh doanh điểm đến
– Thanh toán quốc tế trong du lịch
– Quản trị kinh doanh lữ hành
– Quản trị kinh doanh khách sạn
– Quản trị kinh doanh nhà hàng
– Quản trị kinh doanh các sự kiện
– Marketing trong kinh doanh du lịch
– Tâm lí học du lịch
– Các tôn giáo trên thế giới
– Văn hoá ẩm thực Việt Nam
– Văn hoá tộc người Việt Nam
– Pháp luật trong kinh doanh du lịch
– Tuyên truyền quảng cáo và xúc tiến du lịch
– Khảo sát thực tế ngành du lịch
– Quản trị cung ứng các dịch vụ cho hoạt động lữ hành
– Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
– Hệ thống di tích và danh thắng Việt Nam
– Các nghiệp vụ cơ bản trong kinh doanh lữ hành
– Kĩ năng điều hành và hướng dẫn du lịch
– Sơ cấp cứu trong quá trình phục vụ du lịch
– Mĩ thuật Việt Nam
– Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh du lịch
– Du lịch văn hoá
– Du lịch sinh thái
– Du lịch chữa bệnh
– Du lịch cộng đồng
– Ẩm thực Hàn Quốc
– Nghiệp vụ lễ tân
– Nghiệp vụ phục vụ buồng
– Nghiệp vụ phục vụ bàn
– Nghiệp vụ phục vụ bar
– Nghiệp vụ chế biến các món ăn
– Quản trị chế biến các món ăn
– Quản trị các loại tiệc
– Quản trị các dịch vụ hỗ trợ trong khách sạn
– Quản trị kinh doanh đồ uống
– Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng học
– Thực tập tốt nghiệp
– Khoá luận tốt nghiệp ngành quản trị dịch vụ du lịch lữ hành
– Chuyên đề tốt nghiệp văn hoá ẩm thực các vùng miền
– Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá hiệu quả của kinh doanh khách sạn
– Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá hiệu quả của kinh doanh nhà hàng
– Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá nguồn nhân lực trong du lịch
– Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá chất lượng dịch vụ trong du lịch
– Chuyên đề tốt nghiệp các điểm đến và điểm tham quan du lịch ở Việt Nam
– Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá hiệu quả của kinh doanh lữ hành
– Chuyên đề tốt nghiệp đánh giá các loại hình du lịch ở Việt Nam
– Phương pháp hùng biện và các thủ thuật tranh biện
– Hát nhạc
– Nâng cao chất lượng giọng hát
– Ứng dụng PowerPoint
– Tâm lí và kĩ năng giao tiếp với người cao tuổi
– Bóng đá
– Bóng đá nâng cao
– Nhảy hiện đại
– Nhảy hiện đại nâng cao
– TOEIC
Học kì 1
– Bellevue gastronomic restaurant (fine-dining)
– Food and beverage concept
– Fresh restaurant (wellness restaurant)
– The universe of wine and masterclass by Pablo Basso
– Mixology and cocktail masterclass
– Masterclass luxury gastronomy and hospitality
– Front office and hotel operations
– Business communication
– Business English

Học kì 2
– Internship
– Preparation for internship
– Practical arts reflection on practice

Học kì 3
– Hospitality marketing essentials
– Hospitality financial accounting
– Professional communication and academic writing
– People and performance in the workplace
– Applied mathematics and statistics in hospitality business
– IT business tools
– French / Spanish / Mandarin beginners / elementary / lower intermediate / intermediate
– Geopolitics

Học kì 4
– Sales and digital marketing in hospitality
– Managerial accounting
– Management of rooms
– Economics for hospitality and the tourism industry
– Hospitality and events operations
– Management of food and beverage
– French / Spanish / Mandarin beginners / elementary / lower intermediate / intermediate
– Geopolitics

Học kì 5
– Internship
– Online reflection on practice

Học kì 6
– Business development and strategy
– Corporate finance
– International law and risk management
– Revenue management and distribution channel management
– Human resources talent management
– Business ethics and corporate social responsibility
– Business and academic research methods

Học kì 7
– Bachelor thesis
– Applied business project
– Luxury brand strategy
– International hotel development and finance
– International event management

Bình luận