Chào các bạn!
Mình không nghĩ bản thân hiện nay đủ kinh nghiệm và sâu sắc để đánh giá một quyển sách (đặc biệt là một quyển như The King of Oil). Dù đã đọc kha khá sách thuộc nhiều thể loại khác nhau, chưa bao giờ mình cảm thấy thoả mãn đến từng trang sách trong mỗi lần đọc như khi cầm The King of Oil trên tay.
Trước hết, mình sẽ giới thiệu ngữ cảnh của cuốn sách và trích những đoạn mình tâm đắc nhất – những đoạn cho thấy các góc nhìn cực kì đa chiều về chính trị và truyền thông, và chắc chắn ảnh hưởng mãi mãi đến thế giới quan của mình sau này – để các bạn cùng suy ngẫm. Mình sẽ trích tiếng Anh trước, và dịch lại bằng tiếng Việt sau. Nếu bạn không cảm thấy quá thoải mái khi đọc tiếng Anh, bạn có thể kéo xuống đến phần tiếng Việt mình đã dịch. Mình cũng đính chính, vì không phải là dịch giả chuyên nghiệp, mình rất sẵn lòng lắng nghe góp ý để bản dịch trở nên hoàn thiện hơn.
Sau trích đoạn, mình sẽ dành vài dòng cho một ít cảm nghĩ mà mình đã ghi chú lại trong quá trình đọc.
Giới thiệu
Tỉ phú kinh doanh dầu mỏ Marc Rich lần đầu tiên nói về cuộc sống riêng tư của mình; phát minh của ông về thị trường dầu mỏ tại chỗ (spot oil market) đã mang đến cho ông khối tài sản khổng lồ và thay đổi nền kinh tế thế giới; các giao dịch sinh lợi và không công khai của ông với Iran thời Ayatollah Khomeini, với Cuba thời Fidel Castro, với Angola khi bị tàn phá bởi chiến tranh và với Nam Phi khi theo chủ nghĩa phân biệt chủng tộc; sự hợp tác thầm lặng của ông với chính phủ Israel và Hoa Kì (ngay cả khi ông vẫn đang bị Rudy Guiliani truy tố tội gian lận thuế) và những nỗ lực có thể coi là hài hước của các quan chức Hoa Kì để “bắt cóc” ông bất hợp pháp.
Cuốn sách chắc chắn sẽ gây chú ý này là cuốn tiểu sử đầu tiên của Rich, người nổi tiếng được Bill Clinton ân xá, và nổi lên trên bản tin trong phiên điều trần xác nhận của Bộ trưởng Tư pháp Eric Holder. Cuốn sách đã phơi bày ra một trong những doanh nhân quốc tế gây tranh cãi nhất mọi thời đại, phác hoạ sự trỗi dậy của Rich từ việc chạy trốn khỏi nạn tàn sát người Do Thái của Hitler khi còn là một cậu bé để trở thành nhà kinh doanh dầu mỏ và hàng hóa giàu có và quyền lực nhất thế kỉ. Từ những ngày đầu giao dịch cho đến nay, câu chuyện của Marc Rich thật kinh ngạc và hấp dẫn.
Tiếng Anh
One can criticise Rich for supplying South Africa’s apartheid regime with oil. One can criticise Rich for trading with dictators of every stripe – from Cuba’s Fidel Castro to Nigeria’s Sani Abacha and Iran’s Ayatollah Khomeini – and, of course, one can criticise him for breaking embargos while putting profit above morality. It would be easy to criticise Rich for all of these business dealings were the ways of the world as simple as black and white. The reality, however, is much more complicated than that. Life does not always play out according to preconceived notions; life is not always what it seems.
A trader who had dealt in virtually every metal for Marc Rich illustrated this point to me quite clearly. I was speaking to him about commodities trading in a bar in a wintry midtown Manhattan. “Ethics.” He laughed. Then he pointed at my Diet Coke. “Your Coke can is made of aluminium. The bauxite that is needed to make it probably comes from Guinea-Conakry. A terrible dictatorship, believe me.” he said. “The oil that is used to heat this room probably comes from Saudi Arabia. These good friends of the USA hack the hands off of thieves just like in the Middle Ages. Your cell phone? Without coltan, there would not be any cell phones. Let’s not pretend. Coltan was used to finance the civil war in the Congo.” He paused for his words to take effect. “Now, you tell me,” he said and pointed his finger at me. “What is the alternative? No trade? Without raw materials, the economy would collapse. The world would stand still. Do the people who criticise our work want to know any of this? Or would they rather just pick on us so that they can feel better about themselves?”
These are questions for which only ideologues have an easy answer. Everyone else, the commodities traders most of all, of course, make do with some middle way between a sense of reality and self-deception. Sometimes they look reality in the eye, but sometimes they would rather forget about it. They live in a grey area – sometimes dark sometimes light. Sometimes it is fair, and sometimes it is exploitative. The name for this grey area is capitalism.
The John Templeton Foundation had recently asked leading scientists, economists, scholars, and public figures: Does the free market corrode moral character? “It depends,” John Gray, emeritus professor at London School of Economics, answered. “The traits of character most rewarded by the free market,” he said as if he had been asked to comment on Marc Rich, “are entrepreneurial boldness, the willingness to speculate and gamble, and the ability to seize or create new opportunities.” Gray added, “It is worth noting that these are not the traits most praised by conservative moralists.”
Tiếng Việt
Người ta có thể chỉ trích Rich vì đã cung cấp dầu mỏ cho chế độ phân biệt chủng tộc của Nam Phi. Người ta có thể chỉ trích Rich vì giao dịch với các nhà độc tài – từ Fidel Castro của Cuba đến Sani Abacha của Nigeria và Ayatollah Khomeini của Iran – và tất nhiên, người ta có thể chỉ trích ông vì vi phạm các lệnh cấm vận khi đặt lợi nhuận lên trên đạo đức. Sẽ rất dễ dàng để chỉ trích Rich nếu tất cả các giao dịch kinh doanh này đều đơn giản như 2 màu đen trắng. Tuy nhiên, thực tế lại phức tạp hơn thế rất nhiều. Cuộc sống không phải lúc nào cũng diễn ra theo chiều hướng của những định kiến có sẵn; cuộc sống không phải luôn luôn như ta nghĩ.
Một nhà giao dịch có mặt trong hầu hết các cuộc thương thảo trên thị trường giao dịch kim loại cho Marc Rich đã lên tiếng khá rõ ràng về điều này. Khi đó, tôi và ông đang trò chuyện về việc giao dịch hàng hóa trong một quán bar ở khu trung tâm Manhattan. “Đạo đức à,” ông cười to. Sau đó, ông chỉ vào lon Coca Diet của tôi. “Lon Coca của ông được làm bằng nhôm. Boxit được dùng để tạo ra nó có lẽ đến từ Guinea-Conakry. Đó là một chế độ độc tài khủng khiếp.” Ông nói. “Dầu mỏ được sử dụng để sưởi ấm căn phòng này có lẽ đến từ Ả Rập Xê Út. Người bạn tốt này của Hoa Kì dùng phương pháp thời Trung Cổ để phạt những kẻ trộm. Còn cả điện thoại di động nữa, không có coltan sẽ không có điện thoại di động. Và cần gì phải giả vờ giả vịt, coltan được sử dụng để tài trợ cho cuộc nội chiến ở Congo.” Ông tạm dừng một chút để lời nói của mình có thêm hiệu nghiệm. “Bây giờ, ông nói thử tôi nghe xem,” ông chỉ tay về phía tôi, “giải pháp thay thế là gì? Cấm vận hàng hoá à? Nếu không có nguyên liệu thô, nền kinh tế sẽ sụp đổ, thế giới sẽ không thể vận hành. Những người chỉ trích công việc của chúng tôi có muốn biết điều này không, hay họ chỉ chọn chỉ trích chúng tôi để cảm thấy tốt hơn về bản thân?”
Đây là những câu hỏi mà chỉ có các hệ tư tưởng mới có thể đưa ra câu trả lời. Còn tất cả mọi người, đặc biệt là những nhà giao dịch hàng hóa, đều lựa chọn một cách trung gian nào đó giữa thực tế và tự lừa dối chính mình. Đôi khi họ đối mặt trực diện với thực tế, nhưng đôi khi họ cũng thà quên phứt nó đi. Họ sống trong khu vực màu xám – lúc thì đen lúc thì trắng. Sẽ có lúc những điều này là công bằng, và có lúc nó lại là bóc lột. Tên của vùng xám này chính là chủ nghĩa tư bản.
Quỹ John Templeton gần đây đã hỏi các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế, các học giả và các nhân vật công chúng hàng đầu rằng: Liệu thị trường tự do (free market) có ăn mòn nhân cách đạo đức của con người không? John Gray, giáo sư danh dự tại Trường Kinh tế London, đáp lại: “Điều đó còn tùy. Những đặc điểm tính cách mà thị trường tự do đề cao nhất,” ông nói như thể ông được yêu cầu nhận xét về Marc Rich, “là sự táo bạo trong kinh doanh, sự sẵn sàng đầu cơ và đánh bạc, cùng khả năng nắm bắt hoặc tạo ra cơ hội mới.” Gray nói thêm, “Chúng ta cũng nên nhớ rằng đây không phải là những đặc điểm được các nhà đạo đức bảo thủ ca ngợi.”
Cảm nghĩ
Đoạn trích này mình lấy ở gần cuối cuốn sách, khi tất cả các câu chuyện ngữ cảnh đều đã được kể và phân tích, mà mình thì không thể nào kể hết gói gọn trong 1 (vài) bài đăng.
Dù cho tất cả những cuốn sách khác đã khai thác khía cạnh “đạo đức” trên thương trường bao nhiêu lần đi chăng nữa, The King of Oil là một trong số rất ít cho thấy ý nghĩa thực sự của khía cạnh “đạo đức” này. Chúng ta chưa bao giờ thấy những tác động kinh tế, chính trị và truyền thông khổng lồ đến vậy. Những tình thế tiến thoái lưỡng nan nhân danh “đạo đức” chưa bao giờ được phơi bày ở quy mô đến mức này.
Chính trị thời nào cũng thế, truyền thông cũng chẳng khác là bao. Dù cho câu chuyện trông có vẻ rõ ràng đến đâu (ví dụ như chiến tranh), sẽ luôn có những câu chuyện khác đằng sau nó khiến chúng ta phải há hốc miệng vì sốc khi biết được. Liệu trên thực tế có một Marc Rich nào khác vẫn đang giao dịch vừa công khai vừa bí mật nhưng hoàn toàn hợp pháp giữa các bên khi họ vẫn đang cấm vận lẫn nhau không? Liệu có một Hoa Kì nào vẫn đang âm thầm hợp tác với Marc Rich ngay cả khi họ vẫn đang truy tố ông không? Liệu những tin tức trên truyền thông có phải xuất phát từ mưu cầu của một cá nhân hay tổ chức nào đó như cách Rudy Guiliani truy tố hình sự Marc Rich thay vì chỉ truy tố dân sự theo luật nhưng lần này quy mô lại lớn hơn rất nhiều không?
Những câu hỏi trong bài được đặt ra không phải để tìm kiếm câu trả lời hay ám chỉ bất kì câu chuyện nào, mà nó chỉ để đặt vấn đề và suy ngẫm.
Mình tặng bạn bản pdf miễn phí (tiếng Anh) của sách tại đây.
03.03.2022
Nếu bạn có điều kiện và yêu thích bài viết này, bạn có thể ủng hộ blog để mình tiếp tục duy trì phát triển chất lượng nội dung.